Thủ đô: |
Hà Nội |
Dân số |
85.5 triệu
(2006) |
Mật độ dân số: |
257.8 người/km2 |
Diện tích: |
331,690 km2 |
Thu nhập bình quân đầu người: |
€620 |
Khí hậu: |
Phía Nam nhiệt đới, Phía bắc gió mùa |
Đất đai: |
Nông nghiệp: 28.4 %
Rừng: 35.2 %
Khu đô thị, công nghiệp và các khu khác: 4.7 %
Cây và đồng cỏ: 23 % |
Địa lý
Hình dáng của nước Việt Nam dài và hẹp với 1,400 km bờ biển. Có thể chia làm 3 vùng chính: Miền Bắc: tận
cùng là núi, với phía Tây là dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3,000m, đỉnh cao nhất
là Phan-xi-păng. Vùng châu thổ sông Hồng rất bằng phẳng và là một trong những khu
vực sản xuất lúa gạo chính. Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Miền Trung: Dãy núi có độ dài xấp xỉ 1,000 km ở giữa Việt Nam chạy dài và dốc xuống biển. Đỉnh
cao nhất là đỉnh Ngọc Lĩnh có độ cao 2,598 m trên mực nước biển. Chếch xuống
phía nam dãy núi thoai thoải dần tạo thành vùng cao nguyên. Vùng Cao nguyên đa
số có đất đai màu mỡ và thích hợp cho việc trồng cà-phê, rau v..vv. Vùng hẹp và
thấp chạy dọc theo bờ biển ít thích hợp với nông nghiêp, nơi đây nghề cá và
nuôi trồng thủy sản là phổ biến.
Miền Nam: Một phần rộng lớn
của miền Nam nằm trên đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Vùng này bằng phẳng và không có một
dãy núi quan trọng nào. Vùng châu thổ sông Cửu long là khu vực sản xuất lúa gạo chính của đất nước.
Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố rộng lớn và nhộn nhịp nhất của cả nước nằm
ở phía bắc đồng bằng sông Cửu Long.
Việt Nam –
Bản đồ hình thái học
Khí hậu
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ và độ ẩm cao. Quanh năm chuyển đổi từ
thời tiết nóng ẩm và mưa phùn từ tháng 5 đến tháng 9 sang lạnh và khô từ tháng
11 đến tháng 3. Do có sự khác biệt lớn về địa lý, nên tính chất khí hậu thường
mang tính địa phương.
Kinh tế
Cải cách đất đai và giải thể hợp tác xã đã biến Việt Nam từ một đất nước đang đối mặt với nạn
thiếu hụt lương thực kinh niên đầu thập niên 1980 sang một nước lớn thứ 2 về xuất
khẩu gạo trên thế giới. Bên cạnh gạo, thì các ngành xuất khẩu chính là cà-phê,
chè, cao su và thủy sản. Tỷ lệ nông nghiệp trong sản xuất kinh tế đã giảm từ
42% tổng thu nhập quốc dân vào năm 1989 xuống còn 20.4% vào năm 2006,do sản xuất
ở các khu vực kinh tế khác tăng. Song song với những nỗ lực tăng sản
lượng nông nghiệp, nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam cũng đang tăng trưởng. Công
nghiệp chiếm 41.5% tổng thu nhập quốc dân vào năm 2006, tăng 27.3% từ năm 1985.
Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 8% thời kỳ 1990 đến 1997 và
tiếp tục ở mức 7% thời kỳ 2000 đến 2005, mức tăng trưởng này đã biến Việt Nam
thành nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới. Đồng thời, vốn đầu
tư nước ngoài tăng gấp 3 lần và dự trữ ngoại tệ tăng gấp 5 lần. Các ngành công
nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và kỹ thuật cao tạo thành khu vực có sức
tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế quốc gia.
Môi trường
Việt Nam rất giàu về tài nguyên thiên
nhiên do có một môi trường sống phong phú (từ vùng đất thấp miền xích đạo đến
cao nguyên khí hậu ôn hòa, thậm chí là còn có các đỉnh núi cao) thảm động thực
vật của đất nước rất đa dạng.
Tuy nhiên, Việt Nam lại là một
trong những nước có nhiều thiên tai nhất và đang càng ngày càng chịu sự đe
dọa bởi các vấn đề môi trường do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh gây ra.
Ví dụ, nhu cầu sử dụng nước tăng cao cho
hệ thống tưới tiêu ngày càng phát triển đã làm mực nước ngầm bị hạ thấp. Chất
lượng nước đang bị đe dọa do sự phát triển quá nhanh của các ngành công nghiệp
và tốc độ đô thị hóa. Cũng như vậy việc gia tăng các ngành đánh bắt cá và nuôi
trồng thủy sản ngây nguy hại đến chất lượng nước.
Đa dạng sinh học biển cũng đang bị đe dọa
do việc xây dựng các đập và đường xá, nạo vét lòng sông, đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản quá mức.
Hậu qủa của chiến tranh vẫn còn hiển hiện
rõ ràng tại Việt Nam.
Ảnh hưởng của chất độc màu da cam là hiển nhiên trên một phạm vi rộng của đất
nước, đặc biệt là các khu đầm ngập mặn, nơi rừng bị phá hủy không thể hồi phục
được. Rừng cây tại các triền đồi không thể trồng lại được đã gây ra hiện tượng
sói mòn đất ở những vùng này.
Ngày nay chính phủ Việt Nam đã quan tâm hơn nữa về các
thách thức để bảo tồn một môi trường lành mạnh tạo cơ sở cho việc phát triển bền
vững của đất nước. Các thông tin khác:
|