Nam Định là một
tỉnh ven biển thuộc phía Nam đồng bằng sông Hồng. Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Hà
Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và
phía Đông Nam là biển Đông. Diện tích Nam Định khoảng 1.649.86 km². Có 10 đơn
vị hành chính cấp huyện, trong đó 3 đơn vị giáp với biển. Thành phố Nam Định là
trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của tỉnh Nam Định. Thành phố Nam Định
cách Hà Nội 90 km về phía Nam, quốc lộ số 1 và 21.
Địa hình Nam Định
tương đối bằng phẳng. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tỉnh Nam
Định có thể chia làm 2 khu vực: vùng chiêm trũng (điểm thấp nhấtlà 3 m dưới mực nước biển ở huyện Ý Yên), và
đồng bằng ven biển phía bên ngoài đê biển. Một vài đồi núi thấp nằm ở phía Tây
Bắc của tỉnh (chỗ cao nhất là đỉnh núi Gôi 122 m so với mực nước biển).
Đường bờ biển dài
72 km nhưng bị ngắt đoạn bởi 4 cửa sông lớn: Ba Lạt (sông Hồng), Đáy, Ninh Cơ,
Lạch Giang (sông Sò).
Khí hậu
Nam Định có khí hậu
nóng, ẩm, mưa nhiều, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng. Có 4 mùa trong năm
(xuân, hạ, thu, đông). Mùa hènóng, mưa
nhiều; mùa đông lạnh, khô. Nhiệt độ năm trung bình từ 23°C đến 24°C. Mùa đông
nhiệt độ trung bình từ 16°C đến 17°C; tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ
26°C đến 28°C; tháng nóng nhất là tháng 7, tháng 8. Độ ẩm trung bình năm từ 80 đến
85%; độ ẩm mức cao nhất 90% rơi vào tháng 3. Lượng mưa trung bình từ 1.700 đến
1.800 mm và phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh. Mùa mưa chính từ tháng 5 đến
tháng 10 chiếm 80% lượng mưa hàng năm. Từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa rất
thấp, có tháng hoàn toàn không có mưa.
Tỉnh Nam Định thuộc
vịnh Bắc Bộ và hàng năm chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới hay áp suất thấp. Mỗi
năm trung bình có 4 đến6 cơn bão, chủ
yếu từ tháng 7 đến tháng 10. Năm 2005, Nam Định cũng bị chịu thiệt hại do cơn
bão lớn nhất trong vòng 100 năm. Nhiều khu vực trong tỉnh bị ngập lụt khi nhiều
đoạn đê biển bị vỡ do bão gây ra.
Kinh tế
Nam Định nằm trong
vùng ảnh hưởng của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Tỉnh có thể tận
dụng lợi thế của mạng lưới giao thông, bao gồm đường sắt xuyên quốc gia, quốc lộ
số 1, 10, 21 và đường bờ biển dài 72 km, hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Đáy
và sông Ninh Cơ, nhiều cảng sông, cảng biển Thịnh Long đang trong giai đoạn xây
dựng. Đây cũng là điều kiện ưu đãi để mở rộng trao đổi thương mại và xã hội
trong phạm vi tỉnh, quốc gia và với các quốc gia khác, nhằm nắm vị trí dẫn đầu
trong việc hoạch định chính sách kinh tế và phát triển xã hội khu vực đồng bằng
phía Nam sông Hồng.
Nam Định có khoảng
hơn 100 làng nghề, trong số đó có rất nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ như làng
chạm khắc gỗ La Xuyên, làng đúc đồng Tống Xá (cả hai đều ở huyện Ý Yên), sản xuất
và dệt lụa Phương Đình (huyện Trúc Ninh) và trồng hoa ở Vi Khê (huyện Nam Trực).
Môi trường
Hệ thống sông ngòi
tỉnh Nam Định bao gồm 530 km đường sông suối, với mật độ sông là 0,33 km/km2.
Riêng 4 sông lớn (sông Hồng, sông Đáy, sông Đào và sông Ninh Cơ) đã có tổng chiều
dài là 251 km. Nằm trong hệ thống sông lớn này là hệ thống 21 kênh rạch được
phân bố rộng rãi theo hình xương cá, tổng chiều dài là 279 km. Chế độ nước sông
được phân biệt rõ rệt bởi mùa lũ và mùa kiệt.
Khu vực hạ lưu sông
có chiều sâu tương đối nông và tốc độ chảy chậm. Vì vậy vào mùa mưa, nhiều khu
vực bị lụt và ngập úng.
Khu vực duyên hải tỉnh
Nam Định bị ảnh hưởng bởi thủy triều, trung bình thủy triều lên cao từ 1,6 –
1,7 m, cao nhất là 3,3 m, thấp nhất 0,1 m. Thủy triều gây ra tình trạng nhiễm mặn
và tăng mực nước ở các sông gần bờ biển, và đồng thời các sông và hệ thống kênh
thủy lợi khu vực xa bờ biển. Thủy triều cũng ảnh hưởng đến dòng chảy sông Hồng
và sông Đáy, gây ra sự bồi đắp phù sa của hai sông này. Nhiều bãi bồi được hình
thành như Cồn Lu, Cồn Ngạn (huyện Giao Thủy), hay Cồn Xanh và Cồn Mờ (huyện Nghĩa
Hưng).
Theo tính chất đất
đai, có thể chia tỉnh Nam Định thành 2 khu vực. Khu vực phía Bắc bao gồm huyện
Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Khu vực phía Nam bao gồm huyện
Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy. Phần lớn đất
đai là đất phù sa trẻ, chiếm 82% diện tích đất. Đất nhiễm kiềm chiếm 14%, và
các loại đất khác chiếm tỉ lệ nhỏ như đất cát, đất nhiễm phèn, đất feralit.
Nhìn chung, loại đất chính của tỉnh Nam Định là đất phù sa bồi đắp từ sông
ngòi. Chất lượng đất phù hợp trồng nhiều loại cây.
Nguồn tài liệu tham khảo
Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Trung tâm Điều tra Quy hoạch Đất đai, Báo cáo kết quả dự án. Xây dựng
mô hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nam Định, Hà Nội 2007.
eE+E Institute of environmental Engineering+Ecology, University of Bochum
IGG Institute of Geography and Geology, University of Greifswald
INRES Institute of Plant Sciences & Resource Protection, University of Bonn
Dự án nghiên cứu IWRM ở Việt Nam được tài trợ bởi bộ giáo dục và nghiên cứu Liên Bang Đức
Hình ảnh tốt nhất với IE 6.0, Firefox 2.0 và độ phân giải 1024x768 trở lên